Sân bay Quốc tế Vinh kể từ khi được chú trọng đầu tư và khai thác đúng tiềm năng đã trở thành bệ phóng cho nền kinh tế Nghệ An, đặc biệt là ngành du lịch. Trong những năm gần đây, sân bay Vinh đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành du lịch Nghệ An với lượng khách liên tục tăng không ngừng.

Cảng hàng không quốc tế Vinh Nghệ An
Sân bay Vinh được khai thác đúng tiềm năng và đi vào hoạt động là một bước tiến cho sự phát triển mọi mặt của Nghệ An trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Sân bay Vinh sau khi được nâng cấp đã được công nhận là Cảng Hàng Không Quốc Tế Vinh, có vai trò là một sân bay quốc tế hàng ngày đón nhận hàng chục lượt chuyến bay trong và ngoài nước. Sau thông tin nâng cấp và mở rộng sân bay Vinh mới đây, cảng hàng không quốc tế tại Nghệ An này sẽ tiếp nhân hàng trăm chuyến bay mỗi ngày với số lượng đăng ký của các hãng đang tăng lên.
- Tên tiếng anh: Vinh International Airport (VIA)
- Địa chỉ: xã Nghi Liên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Số điện thoại: 02383851476
- Số Fax: 02383851888
- Mã cảng hàng không (code): VII
- Nhà ga hành khách (Passenger Terminal ): 11706 m2
- Đường cất hạ cánh (Runway): dài 2400m, rộng 45m, bề mặt bê tông at-phan
- Sân đỗ tàu bay (Apron): 38438 m2 đáp ứng cho 7 vị trí đỗ tàu bay.
- Giờ phục vụ: 12/24h và theo yêu cầu
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Vị trí sân bay Vinh Nghệ An

Vị trí cảng hàng không quốc tế Vinh
Cảng hàng không quốc tế Vinh nằm ở phía Bắc của tỉnh Nghệ An, cách trung tâm thành phố Vinh khoảng 8km về hướng Nam. Phía Bắc giáp chùa Phổ Môn Nghi Liên, phía Đông giáp với huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An, phía Nam tiếp giáp với thành phố Vinh, phía Tây giáp với đường Thăng Long huyết mạch của thành phố Vinh.
Thành phố Vinh là thành phố trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, là trung tâm kinh tế và văn hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ và là đầu mối quan trọng trong cửa ngõ kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Thành phố Vinh có diện tích khoảng 105 km2 với dân số năm 2019 là 339.114 người.
Cảng hàng không quốc tế Vinh là cửa ngõ thông thương của kinh tế quốc tế của cả tỉnh Nghệ An với các thành phố lớn trên cả nước. Do đó Cảng Hàng Không Quốc Tế tp.Vinh có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của Nghệ An và các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Thành phố Vinh nói riêng và Nghệ An nói chung đã được phê duyệt là một trung tâm kinh tế và văn hóa đại diện của khu vực Bắc Trung Bộ, đồng thời là trung tâm giao thương với các vùng trong nước và quốc tế. Để đạt được mục tiêu dài hạn đó, Nghệ An mới đây đã tích cực phát triển hạ tầng giao thông đồng hộ và hiện đại trong đó có dự thảo mở rộng và nâng cấp sân bay Quốc tế Vinh.
Lịch sử phát triển sân bay quốc tế Vinh
Cảng hàng không Vinh do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1937 với đường cất – hạ cánh dài 1400 x 30m bằng đất và một vài công trình phụ trợ khác: sân đỗ máy bay, kho xăng dầu…Trước năm 1994, cảng hàng không Vinh hầu như không được đầu tư sửa chữa. Năm 1994, trước nhu cầu khai thác đường bay Hà Nội – Vinh – Đà Nẵng và ngược lại, nhà nước đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để sửa chữa đường cất – hạ cánh, xây dựng nhà ga, đường lăn, sân đỗ. Năm 1995, hoàn tất công tác đầu tư sửa chữa và đưa vào khai thác thường lệ đường bay Hà Nội – Vinh – Đà Nẵng với tần suất 6 chuyến/tuần. Từ năm 1997, sân bay Vinh khai thác tuyến Vinh Đà Nẵng với tần suất 3 chuyến/tuần.
Từ năm 2001 – 2003, sân bay đã liên tục được đầu tư xây dựng các công trình như: đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách dân dụng, các công trình quản lý bay, tháp chỉ huy…đặc biệt là cải tạo và kéo dài đường cất – hạ cánh đạt cấp 4C, tiếp nhận được các loại máy bay A320, A321 có giảm tải hoặc các loại máy bay tương đương. Sân bay Vinh ngày càng được phát triển, từng bước được xây dựng trở thành một cảng hàng không quốc tế hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại đáp ứng được các nhu cầu khai thác sử dụng.
Sân bay Vinh – Cơ sở hạ tầng
Đường cất hạ cánh
Sân bay quốc tế Vinh có một đường cất hạ cánh dài 2400 m, rộng 45 m, bề mặt bê tông at-phan. Sân đỗ máy bay (apron) có diện tích 38.438 m² đáp ứng cho 7 vị trí đỗ máy bay. Thiết bị dẫn đường: Hệ thống đèn tiệm cận; đèn thềm; đèn cánh thềm; đèn giới hạn đường CHC; đèn lề đường CHC; đèn lề đường băng
Hệ thống an ninh – an toàn
Hệ thống ngăn chặn – chống khủng bố; Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; Hệ thống kiểm tra , giám sát an ninh, sao lưu dữ liệu; Phục vụ y tế khẩn cấp 24/7.
Nhà ga hành khách
Cảng hàng không Vinh được khởi công từ tháng 4/2014 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng. Bao gồm các hạng mục:
- Xây dựng nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn khoảng 11.706 m²
- Hệ thống chiếu sáng trong và ngoài nhà ga
- Hệ thống cấp thoát nước nhà ga, sân đậu ô tô, hệ thống đường giao thông….
Dự án được quy hoạch dựa trên mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh một nhà ga hàng không dân dụng tiện nghi, thẩm mỹ, hiện đại và chất lượng cao, đạt cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn mức C (Level of service C) theo phân mức tiêu chuẩn phục vụ hành khách của IATA. Công trình nhà ga hành khách đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 1/2015. Nhà ga có 2 tầng, gồm 4 cửa ra máy bay, trong đó tầng 1 phục vụ hành khách đến, tầng 2 phục vụ hành khách đi. Công suất khai thác 3 triệu hành khách/năm, đủ năng lực phục vụ 1.000 hành khách/giờ cao điểm. Bên trong nhà ga có 28 quầy làm thủ tục hàng không, 2 băng chuyền hành lý đi, 2 băng chuyền hành lý đến, 4 thang máy; trang bị đầy đủ hệ thống camera quan sát, máy soi chiếu an ninh, máy soi chiếu hành lý…
Các khu vực chức năng phục vụ hành khách tại sân bay Vinh được bố trí hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu khai thác, an ninh, an toàn: khu vực xếp hàng cho khách kiểm tra thủ tục nhập cảnh bố trí ngay sau cửa hành khách đến, sau khu vực này là khu vực băng chuyền hành lý. Tại đây, trong khi chờ lấy hành lý hành khách có thể mua sắm tại các quầy dịch vụ trước khi ra khu vực kiểm tra thủ tục hải quan.
Khu vực hành lý thất lạc trong nhà ga sân bay Vinh cũng được bố trí thuận tiện ngay sau băng chuyền hành lý đến để hành khách có thể liên hệ khi cần thiết. Sau khu vực kiểm tra hải quan, hành khách có thể gặp người thân và sử dụng các dịch vụ tại khu vực sảnh đến như đổi tiền, ăn uống, dịch vụ khách sạn, phương tiện đi lại, thông tin cần biết… trước khi rời sân bay. Mặt bằng ga trong nước được bố trí tương tự như ga quốc tế, không có khu vực kiểm tra thủ tục nhập cảnh và thủ tục hải quan đến.

Cơ sở hạ tầng sân bay Vinh
Ngày 23/2/2019.UBND Tỉnh Nghệ an và Tổng công ty hàng không Việt Nam(ACV) đã khánh thành nhà ga quốc tế Vinh đúng dịp Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư Xuân Kỷ Hợi 2019.Nhà ga quốc tế vinh gồm 2 tầng(được xây dựng trên cơ sở nhà ga cũ).Tầng 1 là Ga đi và ga đến,ga đi gồm 07 quầy thủ tục check-in,4 quầy thủ tục xuất cảnh và các dịch vụ ăn uống khác.Ga đến gồm 1 sảnh đến và 4 quầy Nhập cảnh.Tầng 2 là khu vực phòng chờ cách ly,gồm 2 cửa ra tàu bay.Năng lực phục vụ 800.000 lượt khách/năm. Cùng ngày,Hãng Bamboo airways đã khai trương 4 đường bay (Hà nội,Tp.HCM,Đà lạt và Buôn mê thuột).Chuyến bay quốc tế đầu tiên là từ Vinh đến Bangkok do hãng Vietjet Air khai thác,trong tương lai sẽ khai trương đường bay Vinh-Vientiane,Vinh-Tokyo,Vinh-Seoul và Vinh-Kuala Lumpur.Đánh dấu bước phát triển mới của Cảng hàng không Quốc tế Vinh,Sân bay lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung.
Các đường bay từ sân bay Vinh
Hiện nay, tại sân bay Vinh mặc dù là cảng hàng không quốc tế nhưng không có một đường bay quốc tế nào, các hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet Air,Bamboo Airways,Vasco,và Pacific Airlines đang khai thác bình quân 35 lượt chuyến bay/ngày. Riêng dịp Tết nguyên đán khai thác bình quân 40-64 chuyến/ngày.
Hãng hàng không | Các điểm đến |
Vietnam Airlines | Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Nha Trang, Phú Quốc, Tp.Hồ Chí Minh |
Bamboo Airways | Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Côn Đảo, Đà Lạt, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quy Nhơn, Tp.Hồ Chí Minh |
Pacific Airlines | Tp.Hồ Chí Minh |
VietJet Air | Buôn Ma Thuột, Cần Thơ, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Tp.Hồ Chí Minh, Phú Quốc |
VASCO | Hà Nội |
Các chuyến bay đi từ Cảng hàng không quốc tế Vinh
Hạng | Tên điểm đến | Số lượt chuyến/ tuần |
1 | Thành phố Hồ Chí Minh | 121 |
2 | Hà Nội | 36 |
3 | Buôn Ma Thuột | 17 |
4 | Đà Lạt | 15 |
5 | Nha Trang | 7 |
6 | Cần Thơ | 4 |
7 | Côn Đảo | 4 |
8 | Phú Quốc | 4 |
9 | Đà Nẵng | 4 |
10 | Phù Cát | 3 |
Cùng với các hãng này có hàng chục hãng hàng không quốc tế khai thác hoạt động tại đây. Có thể kể đến như Malindo Airways Sd; Singapore Airlines; Malaysia Airlines; Silkair… Sân bay quốc tế Vinh có các đường bay thẳng quốc tế Vinh – Viêng Chăn, Vinh – Singapore (hiện chuyến bay Vinh – Singapore phải dừng làm thủ tục tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất). Trong tương lai gần, sẽ mở thêm một số đường bay quốc tế như Vinh – Thái Lan, Vinh – Đài Loan, Vinh – Hàn Quốc. Sau đó, Chính phủ dự kiến mở rộng Cảng hàng không Vinh thành cảng hàng không quốc tế với quy mô lớn, mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Đông Bắc Á và các nước khác.
Định hướng phát triển sân bay quốc tế Vinh
Trong tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã có cuộc làm việc với đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải về khảo sát đánh giá và mở rộng sân bay Cảng Hàng không quốc tế Vinh
Theo các quyết định đã được phê duyêt, cảng hàng không Vinh là Cảng hàng không quốc tế cấp 4E, có công suất thiết kế dự kiến đến năm 2030 là 8 triệu hành khách/năm
Sản lượng khai thác trong năm 2020 là 2,050 triệu hành khách. Khai thác 8 lần chuyến bay quốc tế VII-TPE-VII với sản lượng 634 lượt hành khách quốc tế. Trong năm có 13.702 chuyến bay đi/đến
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, thời gian qua, cảng đang triển khai các dự án nâng cấp mở rộng. Đến nay, đã hoàn thành Dự án lắp đặt cầu ống lồng dẫn khách để tăng tiện ích và nâng cao công suất khai thác thực tế cho nhà ga hiện hữu (tổng mức đầu tư 116 tỷ đồng).
Hiện đang triển khai Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2, công suất thiết kế 5/triệu hành khách/năm; Dự án xây dựng sân đỗ máy bay trước Nhà ga T2: Tổng mức đầu tư khoảng 1.001 tỷ đồng và Dự án mở rộng, cải tạo sân đỗ máy bay có tổng mức đầu tư 236 tỷ đồng.
Trong thời điểm từ năm 2019 – 2020 Nghệ An đang mở cửa chào đón đầu tư với những dự án bất động sản nghỉ dưỡng tầm cỡ, có thể khai thác hết tiềm năng của các địa danh nổi tiếng như Cửa Lò hay Bãi Lữ,… điển hình là dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Meysense Lucia Bay của chủ đầu tư Tân Á Đại Thành hợp tác cùng các đơn vị thiết kế, quản lý và vận hành nổi tiếng trên thế giới như Accor Group, Dark Horse Architecture, HBA Architecture,… dự kiến sẽ góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành du lịch của Nghệ An. Tuy nhiên đi đôi với việc phát triển các bất động sản nghỉ dưỡng với tầm vóc quốc tế như vậy, việc nâng cấp và mở rộng sân bay quốc tế Vinh là điều tất yếu.
> Xem thêm: Dự án Meysense Lucia Bay Bãi Lữ Nghệ An
> Xem thêm: Meyresort Bãi Lữ đang nóng còn nóng thêm vì sân bay quốc tế Vinh được nâng cấp
Sân bay quốc tế Vinh trong thời điểm dịch bệnh CoVid
Các đường bay chở khách giữa TP. Hồ Chí Minh và Vinh sẽ tạm dừng khai thác từ 0h00 ngày 2/7/2021 cho đến khi có thông báo mới. Bên cạnh đó, hành khách đến Nghệ An phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 bằng kỹ thuật RT-PCR trong thời gian 3-5 ngày trước ngày khởi hành và thực hiện khai báo y tế đầy đủ.
Đối với các trường hợp trở về từ các địa phương đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Nghệ An tiến hành các biện pháp:
– Tổ chức Cách ly tập trung ít nhất 21 ngày kể từ ngày rời khỏi khu vực giãn cách, phong tỏa, tổ chức xét nghiệm ít nhất 3 lần theo quy định.
– Sau khi kết thời gian cách ly tập trung yêu cầu cách ly tại nhà 7 ngày (tính từ ngày kết thúc thời gian cách ly tập trung) và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7.
Đối với các trường hợp trở về từ các địa phương, khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19: Tổ chức Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày rời khỏi khu vực giãn cách xã hội.