Cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng khao khát hướng đến những giá trị xanh bền vững. “Đô thị xanh” – Khái niệm tưởng như đã cố hữu nhiều năm trong tâm trí người Việt gắn liền với màu xanh của những công viên, hồ nước thì nay đã được tái định nghĩa với nhiều chuẩn mực mới khắt khe hơn.
Khi cây xanh chưa đủ để định nghĩa đô thị xanh
“Xanh hóa” các đô thị hiện đang là một xu hướng tại các thành phố trên khắp thế giới. Theo thống kê, có hơn 100 thành phố ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã triển khai những khu đô thị xanh ở nhiều cấp độ khác nhau.
Dù không mới, nhưng khi nhắc đến “đô thị xanh“, không ít người sẽ định nghĩa nó bằng mật độ cây cối, độ rộng của công viên, mặt nước,… Hay nói cách khác, cây càng nhiều, công viên càng rộng thì đô thị càng “xanh”.

Đi tìm những không gian sống gần gũi với thiên nhiên giữa lòng thành phố đang là nhu cầu của đại đa số người dân thành thị
Tuy nghiên, quan điểm này chưa thật sự bao quát và toàn diện. Nhìn một cách tổng thể, đô thị xanh cần hội tụ 3 yếu tố gồm môi trường xanh – kinh tế xanh – xã hội xanh. Trong đó, cảnh quan thiên nhiên chỉ chiếm một phần. Tại một số thành phố châu Âu, điển hình như Stockholm (Thụy Điển), Oslo (Na Uy), Copenhagen (Đan Mạch), giao thông ít khí thải, công nghệ xanh và cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường là những tiêu chí quan trọng khi đánh giá chất lượng một thành phố.
Cách đây nhiều năm, đô thị xanh cũng đã bắt đầu xuất hiện ở trung tâm các thành phố lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, các đô thị này vẫn còn một khoảng cách khá xa để đạt đến tiêu chuẩn “xanh” như tại các quốc gia châu Âu do nhiều giới hạn về công nghệ cũng như quỹ đất. Hầu hết các đô thị xanh ở Việt Nam chỉ đang tập trung vào công viên, hồ nước và những mảng xanh trong các tòa nhà,… Hay nói khác đi là chỉ đang dừng lại ở tiêu chí “không gian xanh” và “công trình xanh”.
Giấc mơ “đô thị xanh” đúng nghĩa liệu có xa vời
Vài năm trở lại đây, các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nghệ An,… đang dần chuyển dịch theo xu hướng đa cực, hình thành nên các trung tâm mới với quỹ đất dồi dào và tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn. Tại đây, dưới bàn tay của những nhà phát triển bất động sản tiên phong, nhiều vùng đất trống chỉ sau 03 năm đã “thay da đổi thịt” trở thành những đại đô thị xanh quy mô lên tới tới hàng trăm hecta, tái định nghĩa khái niệm “đô thị xanh” tại Việt Nam với nhiều tiêu chí khắt khe.

Vinh Park River – tái định nghĩa lại khái niệm “đô thị xanh” tại Việt Nam trong thời đại mới
Không dừng lại ở màu xanh của thiên nhiên thực vật, các đại đô thị mới dành hàng trăm hecta quỹ đất cho các “kỳ quan đô thị” ấn tượng như đại công viên, vườn thiền, hồ bơi, quảng trường ánh sáng,.., đưa nơi đây trở thành những điểm đến Staycation (Nghỉ dưỡng tại gia) cho cư dân. Với mật độ xây dựng lý tưởng chỉ khoảng 15% – 20%, các đô thị xanh được phát triển theo mô hình “All-in-One” với đầy đủ tiện ích. Trong đó, mỗi tiện ích đều hướng đến tiêu chí xanh với diện tích khuôn viên bao phủ nhiều cây xanh, thiết kế mở đón nhiều ánh sáng và gió tự nhiên, trang bị hệ thống pin năng lượng mặt trời để tiết kiệm năng lượng,…
Với thế hệ “Gen Green”, mua nhà không phải chỉ là mua một nơi để ở, đó còn là mua cả một cuộc sống và chiếc xe không đơn thuần chỉ là phương tiện di chuyển mà nó còn thể hiện trách nhiệm với môi trường, với sức khỏe cộng đồng.
Đầu tư vào một đô thị xanh được xem là đầu tư cho tương lai nhưng không phải ai cũng tường tận những giá trị của xu hướng này.
>> Tìm hiểu thêm: Vinh Park River – Tái định nghĩa khái niệm đô thị xanh tại Nghệ An