Thành Phố Đa Tâm Và Cơ Hội Thay Đổi Diện Mạo Của Hà Nội

Đăng ngày 18/11/2021

Hà Nội hiện đang có những bước phát triển theo hướng đô thị đa tâm. Nếu tăng tốc và bứt phá đúng hướng, Thủ đô sẽ hoàn toàn “thay da đổi thịt” với “vòng tròn” khép kín – đảm bảo chất lượng cuộc sống, đồng thời lớn mạnh về kinh tế.

Khi căn bệnh của thành phố “đơn trung tâm” kiểu cũ ngày càng trầm trọng, mô hình “đa trung tâm” tại nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy hiệu quả bền vững. Hiện nay, Hà Nội cũng áp dụng bước phát triển này và nếu tăng tốc đúng hướng, Thủ đô sẽ thay đổi diện mạo hoàn toàn khác, vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân, vừa lớn mạnh về kinh tế.

Thành phố đa tâm – Xu hướng tất yếu của thế giới

Xuyên suốt hàng trăm năm, thành phố “đơn trung tâm” (Monocentric City) được đánh giá là một trong những giải pháp quy hoạch đô thị kinh điển. Vòng tròn này được tạo nên một cách tự nhiên, trong đó, tâm điểm sẽ là nơi tập trung các doanh nghiệp, được gọi là Quận kinh doanh trung tâm (Central Business District – CBD). Toàn bộ người lao động sẽ chuyển dịch về sinh sống trong các vòng tròn đồng tâm để di chuyển đến nơi làm việc.

Tuy nhiên, mô hình cũ dần bộc lộ những căn bệnh khó “cứu vãn” sau một thời gian dài áp dụng, đó là khi tất cả quy tụ vào một điểm, thành phố sẽ dần quá tải với mật độ dân số quá cao, “khan hiếm” không gian công cộng, tình trạng ô nhiễm môi trường hay tắc nghẽn giao thông ngày một nghiêm trọng,…

Đó cũng là lý do khiến đô thị đa trung tâm – một trong các mô hình “nâng cấp” tiếp theo trong quy hoạch đô thị ra đời những năm 1920. Hiểu một cách đơn giản, thay vì phát triển men theo một vòng tròn duy nhất, một thành phố sẽ gồm nhiều “vòng tròn nhỏ” là những trung tâm đô thị độc lập.

Thành phố đa tâm Paris

Thành phố đa tâm Paris

Một trong những thành phố nổi tiếng nhất áp dụng xu hướng này là Paris. Không nhiều người tưởng tượng được rằng, “kinh đô ánh sáng” vào những thập niên 1960 hoàn toàn trái ngược so với hiện tại. Paris khi đó là một khung cảnh xám máu của ngập nước và ô nhiễm. Chỉ đến những năm 1965 trở đi, chiến lược quy hoạch mang tính đột phá theo hướng thành phố đa tâm được thực thi mới mang lại nhiều sự đổi khác. Ban đầu là những trung tâm hành chính, trung tâm thương mại tại các khu vực ngoài trung tâm, tiếp đó là hàng loạt công trình thiết yếu khác như trường học, bệnh viện, nhà thờ, khu vui chơi,… hình thành nên diện mạo của những đô thị độc lập, ngay trong thành phố.

Bà Alice Thompson (Tập đoàn tư vấn kiến trúc KPMG, Hà Lan) nói về khái niệm Polycentric City – thành phố đa trung tâm với ví dụ điển hình là Dubai. Nơi đây được phát triển với nhiều quận trung tâm với những “văn hóa” riêng biệt như: Vịnh kinh doanh, Khu thương mại Emirates, Dubai Creek Harbour, Palm Jumeirah,… Nhiều trung tâm nhộn nhịp, sầm uất với hạ tầng đồng bộ, hoàn hảo đã thu hút vô số doanh nghiệp, giới doanh nhân giàu có đến làm ăn và sinh sống.

Một bài học khác được KTS Nguyễn Xuân Anh (Viện Kiến trúc Quy hoạch đô thị và nông thôn) đề cập liên quan đến sự thành công từ Melbourne (Australia) với mô hình đa trung tâm được ví von như “bạch tuộc”. Bên cạnh khu vực “đầu não”, thành phố còn nhiều trung tâm nằm trong khu vực hay tiểu khu vực, sở hữu đầy đủ tiện ích trong phạm vi khoảng cách gần.

“Đây là xu hướng không thể khác nếu muốn phát triển một đô thị bền vững. Đa trung tâm giải quyết được áp lực cho vùng lõi, giúp tạo ra những vùng đất mới có cơ sở hạ tầng, quy hoạch tốt, có không gian và đầy đủ dịch vụ, đảm bảo chất lượng cuộc sống“, vị chuyên gia nhận định.

Những cuộc đại dịch chuyển theo hướng thành phố đa tâm trong tương lai

Quay trở lại với câu chuyện tại Việt Nam, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều đang lựa chọn mô hình đa cực để phát triển. Dễ dàng nhìn thấy dấu hiệu này từ quy hoạch phát triển Hà Nội với 5 thành phố vệ tinh tại Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai và Hòa Lạc. Song, khi nhìn lại, ông Đặng Hùng Võ thẳng thắn cho rằng, 5 thành phố theo quy hoạch này chưa đủ sức sống để trở thành một cực phát triển.

Chia sẻ quan điểm, KTS Nguyễn Xuân Anh cho biết, một “cực” hay “trung tâm” phải thoả mãn ít nhất 3 điều kiện: Một là khu vực đầu mối giao thông với khả năng kết nối linh hoạt. Hai là nơi có các công trình, mật độ dân số cao. Ba là nơi diễn ra nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ sôi nổi.

Theo ông, bên cạnh 5 thành phố vệ tinh, Thủ đô đang có những trung tâm mới được tạo nên trong khu vực vành đai, như khu vực Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Gia Lâm, Tây Hồ với các đại đô thị lớn (Ciputra, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City, Eurowindow Twin Parks…). Những nơi này có thể gọi là “khu trung tâm đô thị” hoặc “quận trung tâm” theo quy chuẩn thế giới. “Quận” ở đây không mang giới hạn trong ý nghĩa hành chính mà chỉ những nơi có đầy đủ cơ sở hạ tầng, dịch vụ tiện ích cho người dân trong ngay trong khu vực.

Đại đô thị Eurowindow Twin Parks dẫn đầu xu hướng thành phố đa tâm

Đại đô thị Vinhomes Ocean Park và Eurowindow Twin Parks dẫn đầu xu hướng thành phố đa tâm

Theo KTS Xuân Anh, những “quận trung tâm” này sẽ là điểm đến thu hút người dân. Bài học từ thế giới đã chứng minh điều này khi nhiều người Châu Âu đã rời bỏ các khu vực trung tâm cũ để dịch chuyển đến những cực phát triển mới, thoải mái tận hưởng không gian, môi trường tốt và điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo. Cũng theo ông, luồng di cư thứ 2 sẽ xuất hiện với nhiều doanh nghiệp trẻ, đang tìm kiếm những vùng đất mới, sôi động hơn để hình thành “khối” phát triển mới.

Bên cạnh các tuyến giao thông huyết mạch lớn, những cây cầu nghìn tỷ đang được triển khai như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy 2,… đang góp phần tạo nên một cuộc đại dịch chuyển quy mô lớn chưa từng có. Đặc biệt, với các tuyến metro lớn đang được xây dựng, KTS Xuân Anh nhận định, Hà Nội đang nắm giữ  chiếc chìa khóa để đón cơ hội phát triển.

Đứng từ góc độ chuyên gia, ông góp ý, các “quận” mới hiện đã dần lộ diện, song để thể hiện là “trung tâm phát triển” đúng nghĩa, ngoài sinh sống, dịch vụ, tiện ích, những khu vực này cần phải hội tụ được các hoạt động kinh tế, tập trung nhiều doanh nghiệp.

Có cùng quan điểm trên, một chuyên gia trong ngành quản lý đô thị cho rằng đây là hướng đi tốt, điển hình như tòa tháp văn phòng thông minh trong Vinhomes Ocean Park được xây dựng để “kêu gọi” cộng đồng doanh nghiệp đến làm việc. Để mô hình được nhân rộng, quá trình này theo ông cần sự phối hợp của Nhà nước và doanh nghiệp, nhằm thực sự tạo nên những vùng lõi mạnh cho thành phố.

Từ định hướng đúng đắn, với vùng lõi có những đại đô thị tầm cỡ với hạ tầng đồng bộ, Hà Nội được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ dần thay đổi diện mạo, tương tự với cách các thành phố lớn trên thế giới đã chuyển mình.

>> Tìm hiểu thêm: Thị trường bất động sản Gia Lâm – “Mỏ Vàng” Của Các Nhà Đầu Tư Thức Thời