Đã từ lâu, hiện trạng tắc đường, khói bụi ô nhiễm tại các thành phố lớn của Việt Nam đã trở thành một vấn đề nan giải. Trong bối cảnh đó, con người ta mong muốn được sở hữu, được trở về những nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, gần gũi với thiên nhiên. Đón đầu được xu hướng đó, loại hình đô thị sinh thái như bùng nổ khi nguồn cung liên tục không đáp ứng đủ nguồn cầu. Tuy nhiên, mới đây lại xuất hiện một khái niệm, một mô hình “nâng cấp” của Đô thị sinh thái đang tạo nên sơn sốt trên thị trường bất động sản – Mô hình đô thị sinh thái đa tầng.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Đô thị sinh thái đa tầng là gì?
Để có cái nhìn chi tiết về đô thị sinh thái đa tầng, trước hết ta phải bao quát được khái niệm của một khu đô thị sinh thái.
Đô thị sinh thái hay Eco City là mô hình đô thị mà trong đó quá trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho cuộc sống của cư dân trong đô thị đó.

Các khu đô thị sinh thái đa tầng tạo nên xu hướng mới trên thị trường bất động sản
Đô thị sinh thái đa tầng hoạt động dựa trên các nguyên tắc của mô hình đô thị sinh thái, thêm vào đó, đô thị sinh thái đa tầng được kiến tạo với “Đa tầng thiên nhiên” như dòng chảy, công viên, cây xanh,…. nhằm tạo điều kiện tốt nhất để con người có thể sống hòa cùng thiên nhiên. Có thể nói, đô thị sinh thái là đặt thiên nhiên vào khu đô thị còn đô thị sinh thái đa tầng là đặt đô thị vào trong thiên nhiên.
Đặc điểm của đô thị sinh thái đa tầng:
- Nguyên liệu và năng lượng được sử dụng có hiệu quả;
- Ô nhiễm và chất thải phải ít hơn nhiều so với những thành phố bình thường;
- Tái sử dụng, tái chế chất thải;
- Sử dụng có hiệu quả cao nguồn năng lượng và tài nguyên;
- Thân thiện với thiên nhiên.
- Sở hữu đa tầng cảnh quan thiên nhiên như dòng chảy, mặt cỏ, cây cối, công viên,….
- Mật độ xây dựng < 50%
Bản chất của khu đô thị sinh thái đa tầng
Có thể hiểu rằng đô thị sinh thái đa tầng là một đô thị mà mọi hoạt động kinh tế – xã hội của nó đều phải tính đến các yếu tố sinh thái, xảy ra trong giới hạn sinh thái, sao cho đảm bảo rằng đưa con người tiến gần tới thiên nhiên, hòa hợp vào thiên nhiên trong sự phát triển.
Điều đáng nhấn mạnh là phải phòng tránh ô nhiễm, tái sử dụng, tái chế và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng và tài nguyên. Chất thải rắn tính theo đầu người phải được giảm xuống đáng kể và ít nhất 60% của những gì sản xuất ra phải được tái sử dụng, tái chế hoặc làm phân rác.
Đô thị sinh thái đa tầng luôn hướng mạnh đến thiên nhiên và dựa trên các nguyên lí về sinh thái học. Đô thị sinh thái đa tầng là mô hình lí tưởng cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, đảm bảo các chức năng của con người trong một hệ thống sinh thái thuần khiết.
Đô thị sinh thái đa tầng luôn phải sở hữu mật độ xây dựng thấp <50% và sở hữu đầy đủ những tầng xanh thiên nhiên như dòng chảy, thảm cỏ, cây cối, công viên,…. nhằm mang tới cho cư dân một môi trường sống tốt nhất, hài hòa nhất với thiên nhiên và tránh khỏi những ô nhiễm và thời tiết cực đoan bên ngoài.
Các tầng cơ bản của một khu đô thị sinh thái đa tầng
Dòng chảy
Dòng chảy là điều mà khu đô thị nào cũng mong muốn được sở hữu. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, người dân luôn mong muốn được sở hữu một cuộc sống bên cạnh những con sông, hồ và dòng chảy nhỏ bởi về mọi mặt, dòng chảy mang lại rất nhiều yếu tố tích cực tới cho con người như phong thủy, sức khỏe, thời tiết,…..
Thảm cỏ
Bên cạnh dòng chảy, thảm cỏ là tầng không thể thiếu trong mỗi khu đô thị sinh thái đa tầng. Thảm cỏ tạo nên một màu xanh tự nhiên góp phần quan trọng trong việc mang thiên nhiên hòa vào cuộc sống của con người.
Cây cối
Cây cối là tầng cao thứ 3 mà bất kỳ khu đô thị sinh thái nào cũng phải có. Cây cối tạo bóng mát, cảnh quan và che chắn cho những ngôi nhà khỏi những loại thời tiết xấu từ bên ngoài.
Công viên
Công viên là tầng cao thứ 4 bao quát hết 3 tầng còn lại. Tại công viên, con người ta có thể thấy rõ được những tác động tích cực mà thiên nhiên mang tới cho con người trong các hoạt động như ngồi thiền, đi dạo, đạp xe,….
Tùy vào quy mô của mỗi khu đô thị mà các tầng sinh thái cũng trở nên đa dạng và nhiều hơn.
Vinh Park River – Đô thị sinh thái đa tầng đón đầu xu hướng sống xanh
Điểm độc đáo trong quy hoạch cảnh quan của đô thị sinh thái đa tầng Vinh Park River là đã tạo nên 4 vòng xanh sinh thái, thể hiện triết lý vị nhân sinh đậm nét.
Tọa lạc tại vùng đất thiên nhiên trù phú phía Nam Thành Vinh, sở hữu hơn 10km đường sông bao bọc cùng mảng xanh rộng lớn chiếm tới 70% diện tích toàn khu chính là vòng xanh đầu tiên của Vinh Park River. Các kiến trúc sư tiếp tục bồi đắp thêm cho sự trù phú này bằng vòng xanh thứ hai, là những công viên ven sông độc đáo. “Vòng xanh kết nối” này mở ra muôn vàn trải nghiệm cho cư dân khi kết hợp các tiện ích như đường dạo bộ, trạm xe đạp, bãi tập yoga ven sông…

Khu đô thị sinh thái đa tầng Vinh Park River
Lớp cảnh quan thứ ba được ví như “vòng xanh an toàn”, nơi có những tầng xanh sinh thái với hệ thống công viên lớn nhỏ cùng những mảng xanh đan cài khắp nội khu.
Tại từng phân khu dự án, mảng xanh trung tâm được bố trí thành những công viên kết hợp clubhouse, khu tập thể thao mang đến chất lượng sống sinh thái. Mỗi chi tiết nhỏ như đường phố, vỉa hè cũng được bố trí cảnh quan hài hòa như ghế nghỉ chân kết hợp bồn kiểng vỉa hè, điểm dừng chân kết hợp cây bản địa…
Lớp cảnh quan thứ tư là vòng xanh sinh thái gia đình với mỗi ngôi nhà tràn ngập hương sắc thiên nhiên. Thiết kế sân vườn rộng mở, những hệ cửa kính lớn giúp xóa bỏ ranh giới giữa bên trong và bên ngoài để gia chủ có thể tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên, sông nước.
Ví như tại các biệt thự thiên nhiên tại các phân khu như Bằng Lăng, Lộc Vừng – nơi cây xanh, hoa lá và thiên nhiên được đặt vào trọng thể, những khu vườn thơ mộng còn được bố trí trên sân thượng. Đây là nơi những thành viên trong gia đình tề tựu, thưởng lãm vẻ đẹp của thiên nhiên, tái tạo năng lượng và nguồn hứng khởi cho ngày mới.
>> Tìm hiểu thêm: Đô Thị Ven Sông – Biểu Tượng Của Sự Thịnh Vượng