Kinh doanh một nhà hàng shophouse hiện đang trở thành xu hướng mới cho các nhà đầu tư. Với vị trí cùng mặt bằng có lợi thế cạnh tranh đặc biệt cùng tệp khách hàng ổn định, shophouse hứa hẹn sẽ giúp cho doanh thu từ việc bán hàng được đảm bảo. Tuy nhiên có những đặc điểm mà khi mở nhà hàng shophouse hoàn toàn khác biệt so với các nhà hàng thông thường khác. Bên cạnh thế mạnh vượt trội, nhà hàng shophouse cũng có một vài hạn chế cần khắc phục cũng như các nguyên tắc riêng cần tuân thủ. Cùng S-Real Việt Nam tìm hiểu ngay trong bài viết này những ưu điểm hạn chế và nguyên tắc đó là gì nhé!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Ưu điểm của nhà hàng shophouse
Vị trí đẹp, diện tích rộng rãi
Shophouse thường được xây theo cấu trúc một dãy nhà liền kề, hoặc là những mặt bằng phía ngoài tại tầng trệt các tòa chung cư. Với vị trí gần hay trong các khu đông dân cư, các khu trung tâm thương mại tại các thành phố lớn, shophouse có vị trí cực kỳ hoàn hảo dành cho nhà hàng quán, cafe muốn kinh doanh. Bên cạnh đó, vì shophouse xây dựng tầng trệt chính là để mở cửa hàng kinh doanh nên diện tích của nó đủ rộng và có chiều sâu lớn, phù hợp cho công việc buôn bán và phục vụ khách hàng.
Ngoại thất của căn nhà cũng khá rộng rãi sử dụng cho khách hàng để xe hay ngồi ăn uống bên ngoài (nếu có). Hai yếu tố này cũng là những chi tiết vô cùng quan trọng cho những bước đầu lựa chọn mặt bằng để kinh doanh cho nhà đầu tư.
Lượng khách hàng ổn định
Bởi những căn shophouse thường tập trung tại những thành phố lớn, ở những khu trung tâm thương mại, khu căn hộ, chung cư đông dân, mật độ người qua lại đông đúc nên đây chắc chắn sẽ là một lợi thế lớn để thu hút khách hàng. Chính vì thế, chủ đầu tư nên tập trung vào những tệp khách hàng là cư dân của tòa nhà hay các dãy nhà liền kề. Và lượng khách hàng này sẽ đảm bảo sự ổn định cho việc buôn bán kinh doanh của nhà hàng.
Thiết kế nội thất khoa học, tiện nghi phù hợp với mô hình kinh doanh
Shophouse vốn được xây dựng tầng trệt dùng để sử dụng cho việc kinh doanh, đặc biệt dành cho mô hình những nhà hàng ăn uống, quán café. Chính vì thế kiến trúc và thiết kế của chúng sẽ vô cùng phù hợp và tiện nghi để buôn bán cũng như phục vụ khách hàng, từ cách phân chia khu vực đến kết cấu nội thất, không gian căn shophouse cũng vô cùng lý tưởng và thuận lợi cho việc kinh doanh, giúp nhà đầu tư kinh doanh giảm được nhiều công đoạn trong xây dựng.
Không gian thoáng đãng, vẻ ngoài cao cấp, sang trọng
Nằm trong khuôn viên những dự án nhà ở cao cấp đồng nghĩa với việc những căn shophouse sẽ có một vẻ ngoài đẳng cấp và sang trọng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách hàng bước vào nhà hàng hay quán cafe.
Đồng thời với không gian thoáng đãng, rộng rãi, đặc biệt là chỗ ngồi ngoại thất hay chỗ ngồi tại ban công tầng 2 (nếu có) sẽ là những vị trí vô cùng tuyệt vời để ăn uống, gặp gỡ bạn bè. Những vị trí này khá hút gió và không quá gần đường xá đông đúc bụi bặm mà vẫn nằm trong khuôn viên dự án, chắc chắn sẽ gây ấn tượng với hàng.
Những hạn chế của nhà hàng shophouse
Chi phí mở nhà hàng shophouse
Nếu bạn có thể sở hữu nguyên một căn shophouse, việc xây dựng nhà hàng, quán café ở tầng trệt và dành những tầng trên cho đời sống gia đình sẽ rất hợp lý. Bạn sẽ không mất tiền thuê nhà bởi đây chính là nhà hàng của bạn, cùng với đó có thể quản lý công việc kinh doanh cũng như đem về lợi nhuận.
Tuy nhiên bởi shophouse là sự tích hợp 2 trong 1: vừa là cửa hàng kinh doanh, vừa là nhà ở nên giá thành để mua một căn nhà này sẽ khá đắt so với các căn hộ bình thường khác. Còn nếu bạn đang muốn tìm và thuê một căn shophouse để mở cửa hàng, chi phí thuê những vị trí này cũng sẽ đắt hơn so với những mặt bằng khác bởi tiện ích nó đem lại khá lớn.
Lượng khách hàng giới hạn
Việc khách hàng tại khu dự án nhà ở sẽ là nguồn khách hàng đảm bảo sự ổn định cho bạn, tuy nhiên việc này cũng làm giới hạn phần nào khách hàng đến nhà hàng của bạn. Vì nằm trung khu nhà ở hay khu chung cư, căn hộ nên với những khách hàng bên ngoài sẽ khá “ngại” để đi vào bên trong khu vực này để tìm một nhà hàng ăn uống.
Chính vì vậy, chủ đầu tư nên có những giải pháp thu hút khách hàng hơn ví dụ như đặt biển quảng cáo, quảng cáo trên các trang mạng xã hội,… để lấy được sự chú ý của những khách hàng nằm ngoài khu vực cận nhà hàng.
Thiết kế và thi công phải phù hợp với mô hình shophouse
Đối với những nhà hàng tại shophouse, khi thiết kế thi công đều sẽ phải tuân theo một số quy định mà mỗi chủ đầu tư dự án đưa ra. Với mặt ngoài nhà hàng không được sơn sửa, thay đổi kiến trúc quá khác biệt. Việc lắp biển hiệu, bảng biểu hay các thiết bị phụ trợ đều cần theo quy tắc sao cho phù hợp và thống nhất với toàn bộ dãy nhà.
Vậy nên thay vì việc cải tạo cứng, với ngoại thất nhà hàng shophouse chỉ nên cải tạo mềm. Phía bên trong nội thất cũng có những điều cần chú ý như không làm thang lên mái nhà, đảm bảo kết cấu căn nhà, … Tuy nhiên, nội thất những căn shophouse tầng trệt đã rất phù hợp để xây thành nhà hàng, quán café nên chủ đầu tư không cần quá lo ngại về điều này.
Những nguyên tắc không thể bỏ qua khi thiết kế mô hình nhà hàng shophouse
Không điều chỉnh kiến trúc, màu sơn mặt ngoài của shophouse
Với những dự án shophouse, chủ dự án bất động sản sẽ cho xây thành những dãy nhà liền kề với cấu trúc mặt ngoài giống như nhau. Chính vì thế việc sơn sửa, cải tổ hay xây lại mặt ngoài những căn shophouse hoàn toàn là điều không thể xảy ra. Mặt ngoài những căn nhà này cần phải giữ nguyên theo kiến trúc vốn có mà chủ đầu tư dự án cho thi công.
Tuy nhiên, nếu không thể cải tạo cứng, chủ đầuu tư nhà hàng có thể cân nhắc những cách cải tạo mềm như giàn cây,… để tăng vẻ thẩm mỹ cho ngoại thất. Chính vì thế, nếu bạn đang muốn kinh doanh một cửa hàng shophouse, hãy cân nhắc và lựa chọn một phong cách sao cho phù hợp với vẻ ngoài của căn hộ, còn nếu không hãy để dành những ý tưởng thiết kế độc đáo nhất vào trong khu vực nội thất căn nhà.
Tuân thủ các vị trí để biển hiệu, quảng cáo, cục nóng điều hòa
Để đảm bảo về mặt mỹ quan cũng như công năng tối đa của căn shophouse, những vị trí của biển hiệu, biển quảng cáo hay cục nóng điều hòa cần phải tuân theo những nguyên tắc của ban quản lý cũng như chủ đầu tư dự án.
Mỗi dự án shophouse đều sẽ có những quy định khác nhau về cách đặt biển hiệu, hầu hết biển hiệu sẽ tuân theo hướng dẫn của ban quản lý tòa nhà với cách thiết kế sao cho phù hợp về độ dài, rộng… đồng thời cũng tạo sự thống nhất với những cửa hàng shophouse liền kề.
Ví dụ một dự án tòa nhà shophouse với thiết kế có mái kính, biển hiệu khi thiết kế nhà hàng theo bên quản lý dãy nhà sẽ không được nhô ra ngoài khỏi mái kính, hay không được vượt quá mặt tiền bao nhiêu cm,… Biển quảng cáo của nhà hàng cũng cần được để đúng quy định, tránh tình trạng lấn chiếm khu vực công cộng hay lấn sang khu vực căn shophouse khác. Cục nóng điều hòa cũng cần để ở vị trí bên tòa nhà quy định, đảm bảo mỹ quan cũng như công năng cho căn shophouse.
Các thiết bị phụ trợ bên ngoài cần đặt đúng vị trí quy hoạch
Để đảm bảo hình thức chung cho cả dãy căn hộ shophouse liền kề, khí thiết kế và thi công, các thiết bị phụ trợ cho nhà hàng như đèn chiếu, vòi nước,… đều cần đặt ở đúng vị trí mà ban quản lý đưa ra. Điều này phần nào giúp thống nhất được vẻ mỹ quan bên ngoài căn shophouse.
Đảm bảo an toàn kết cấu sử dụng và không làm ảnh hưởng mặt ngoài shophouse khi xây sửa nội thất
Khi xây sửa, thay đổi nội thất cho nhà hàng shophouse sẽ không có quá nhiều quy tắc như thi công mặt ngoài căn nhà. Tuy nhiên vẫn cần chú ý đến kết cấu kiến trúc cũng như đảm bảo sự an toàn cần thiết cho người sử dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng bên trong căn shophouse cũng không được làm ảnh hưởng đến mặt ngoài của căn nhà.
Không làm tum thang bộ lên mái hay thang máy có buồng thang nhô lên trên mái
Các căn shophouse thường được thi công theo một kiến trúc tương tự nhau vì thế mái của các căn sẽ giống nhau và dễ dàng qua lại. Việc xây thang lên mái nhà sẽ dẫn đến việc nhiều bên có thể tự đi qua lại gây nguy hiểm cho an ninh của dãy shophouse. Chính vì thế khi xây nhà hàng, không được làm tum thang bộ lên mái hay tháng máy có buồng lên trên mái, mà chỉ được làm và sử dụng tầng áp mái.
> Tìm hiểu thêm: Kinh Doanh Nhà Hàng – Mô Hình Kinh Doanh Tiềm Năng Tại Các Khu Đô Thị
> Tìm hiểu thêm: Lounge Là Gì? Tại Sao Lounge Lại Là Mô Hình Kinh Doanh Tiềm Năng?